Cụ thể, ngày 5/8, ứng dụng Instagram đã công bố tính năng “Reels”, một nền tảng video cho phép người sử dụng có thể ghi lại những đoạn video ngắn trên thiết bị di động, có thể bổ sung thêm hiệu ứng và âm thanh đặc biệt. Trong đó, việc ra mắt tính năng “Reels”  đã làm leo thang một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa  hai đối thủ Facebook – công ty sở hữu  Instagram – và Tiktok. Hai ứng dụng này đều mong muốn thu hút lượng người dùng lớn, nhất là các bạn trẻ ở Mỹ, có rất nhiều bạn trẻ đã đua nhau tải ứng dụng TikTok trong 2 năm qua.

Một tính năng Story hiển thị trên màn hình ứng dụng Instagram. Ảnh: internet.

Ngoài ra, vị CEO điều hành TikTok gọi Reels là một “sản phẩm sao chép”. Mặc dù không phải lần đầu Facebook chịu mang tiếng kẻ sao chép Mới đây nhất là vào tuần trước, khi nhiều nghị sĩ cho rằng người khổng lồ công nghệ này đã sao chép tính năng “Story” của đối thủ Snapchat.

Do đó, đây là nỗ lực thứ 2 của Facebook nhằm hạ gục TikTok. Hồi cuối năm 2018, công ty này đã lặng lẽ tung ra một ứng dụng độc lập có tên Lasso, nhưng ứng dụng này không đạt nhiều sức hút như mong đợi và đã bị ngừng hoạt động mới tháng trước.

Tuy nhiên, tận dụng cơ sở người dùng khổng lồ của Instagram mang lại cho Reels một bước tiến đáng kể. Màn ra mắt diễn ra vài ngày sau khi Microsoft đang đàm phán để mua lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ từ ByteDance của Trung Quốc. ByteDance đã đồng ý thoái vốn của TikTok tại Mỹ dưới áp lực từ Nhà Trắng, sau khi chính phủ Mỹ đe dọa cấm Tik Tok và các ứng dụng khác do Trung Quốc sở hữu vì lo ngại bảo mật dữ liệu.

Trong khi đó, ngày 5/8, TikTok cho biết họ đã cập nhật các chính sách nội dung của mình để hạn chế thông tin sai lệch trên nền tảng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Theo Công Luận