Theo Cơ quan Cổ vật Israel (IAA), kho báu tiền vàng được phát hiện gồm 425 đồng tiền vàng này đã bị chôn vùi cho đến khi một nhóm thanh niên tình nguyện trước thời hạn nhập ngũ bắt buộc ở Israel tình cờ khai quật nó vào ngày 18/8.

Trong đống tiền vàng mới được phát hiện thì đá số các đồng tiền đều có mệnh ra giá 24 carat và có niên đại từ thời kỳ Abbasid, hay gọi là Thời đại vàng Hồi giáo. Vị vua Khalifah Abbasid (750 - 1258 sau Công nguyên) cai trị vùng đất mà sau này được biết dưới cái tên là Iraq, nơi những đổi mới trong nghệ thuật và kiến trúc đã đưa các thành phố như Baghdad và Samarra trở thành thủ đô văn hóa của thế giới Hồi giáo, theo Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York.

Một người đứng đầu cuộc khai quật, Liat Nadav-Ziv, và Tiến sĩ Elie Haddad thuộc Cơ quan Cổ vật Israel, cho biết: “Kho tiền vàng được cố tình chôn xuống đất trong một lọ đất sét, chứa 425 đồng tiền vàng, hầu hết đều có niên đại từ thời Abbasid. Người chôn kho báu này cách đây 1.100 năm chắc hẳn đã mong lấy lại được nó. Chúng tôi hầu như không bao giờ tìm thấy chúng trong các cuộc khai quật, vì vàng luôn là thứ vô cùng quý giá, được nấu chảy và tái sử dụng từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Không những vậy, hai nhà khoa học cho biết thêm: “Các đồng xu làm bằng vàng nguyên chất không bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Chúng được tìm thấy trong tình trạng tuyệt vời như thể vừa được chôn ngày hôm trước”.

Bên cạnh các đồng dinar vàng, kho khảo cổ vừa tìm thấy còn có khoảng 270 miếng vàng nhỏ, được cắt ra từ các đồng vàng để làm tiền lẻ, một thói quen phổ biến ở các nước Hồi giáo sau năm 850, khi các đồng xu bằng đồng đỏ và đồng thau không còn được sử dụng.

Trong kho báu được phát hiện có một mảnh vàng cực quý hiếm, chưa từng được tìm thấy trong các cuộc khai quật ở Israel trước đây: Mảnh vỡ của đồng tiền vàng in hình hoàng đế Theophilos của đế quốc Byzantine, được đúc ở Constantinople. Do đó, chính sự xuất hiện của mảnh đồng xu Byzantine hiếm hoi này trong kho tiền Hồi giáo là bằng chứng vật chất hiếm hoi cho thấy mối liên hệ giao thương giữa 2 đế chế đối địch trong thời kỳ này.

Kho báu quý hiếm này chắc chắn sẽ là một đóng góp lớn cho nghiên cứu, vì những phát hiện từ thời Abbasid ở Israel tương đối ít”, Kool nói, “hy vọng rằng nghiên cứu về kho báu sẽ cho chúng ta biết thêm về một thời kỳ mà chúng ta vẫn còn chưa có nhiều hiểu biết”.

Theo Công Luận