Thiết bị công nghệ Game Boy được ra đời từ những năm 1989 và nhanh chóng được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Trước khi sử dụng thiết bị công nghệ này, nó yêu cầu nguồn điện ổn định từ viên pin đi kèm.

Hiện tại, các nhóm nghiên cứu của hai trường đại học lừng danh là Đại học Northwestern và Đại học Công nghệ Delft đã nghiên cứu phát triển một phiên bản Game Boy với tên gọi Engage, thiết bị này dùng năng lượng mặt trời thay cho năng lượng của pin AA.

Trên cơ sở lý thuyết, Engage cho phép người dùng chơi bất kỳ tựa game nào có trong chiếc Game Boy gốc, nó còn có một khe cắm mở rộng ở mặt sau. Kích thước bằng cuốn sách bìa mềm nhưng Engage chỉ nặng khoảng một nửa so với thiết bị của Nintendo.

Các thành viên nghiên cứu tạo ra Engage - chiếc Game Boy không cần dùng pin. Ảnh: internet.

Do không được trang bị pin, nên máy chơi game công nghệ này có nhiều hạn chế. Hạn chế là Engage không có âm thanh, màn hình LCD rất nhỏ và tự động tắt khi người dùng không thao tác trong khoảng thời gian nhất định, từ 10 giây trở đi.

Ngoài ra, cũng rất khó để tấm pin mặt trời tạo ra đủ năng lượng và duy trì liên tục. Chính vì vậy, mà các nhà phát triển Engage đã cấu hình máy tự động tắt và hoạt động trở lại chỉ với một nút bấm nhưng tiến trình của game vẫn không gián đoạn.

Hình ảnh màn hình của Engage rất nhỏ, tắt thường xuyên khi không thao tác. Ảnh: internet.

Thực tế cho thấy, Engage không nhằm mục đích hồi sinh các tựa game cũ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đang tìm cách phát triển máy chơi game cầm tay tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các thiết bị hiện nay đang dùng pin lõi lithium, một loại đất hiếm, quá trình khai thác khó khăn và tổn hại đến tự nhiên.

Vào ngày 12/9, nhóm tác giả sẽ công bố Engage tại hội nghị trực tuyến UbiComp. Sau đó toàn bộ thiết kế, phần cứng và firmware của nó đều được cung cấp với dạng mã nguồn mở trên GitHub.

Theo Công Luận